Nếu nhắc đến người thông minh bậc nhất Tam quốc, có lẽ không ít người sẽ lập tức gọi tên Gia Cát Lượng. Ông được hậu thế ngợi ca là người túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Thế nhưng, trên thực tế thì Gia Cát Lượng lại không được đánh giá cao bằng Tư Mã Ý, thậm chí còn xếp sau về chỉ số IQ.
Tư Mã Ý xuân thân danh giá, có cha là Tư Mã Phòng – quan lớn dưới trướng Tào Tháo, ông nội là Tư Mã Tuấn – Thái thú Toánh Xuyên (nay là Vũ Châu, Hà Nam). Sử sách có nhận xét về ông rằng “từ nhỏ đã có phẩm chất kỳ lạ, thông minh và có chiến lược lớn, học rộng biết nhiều, học thuyết Nho giáo sâu sắc”. Xuất thân và tư chất hơn người đã giúp cho Tư Mã Ý lớn lên trở thành người am hiểu sâu rộng về lịch sử cổ đại và có kiến thức uyên bác. Đến văn thần phục vụ nhà họ Tào là Thôi Diễm cũng từng nói với Tư Mã Lương – anh trai Tư Mã Ý rằng: “Em của ngài thông minh, sáng suốt và kiên quyết, không ai sánh kịp”.
Chân dung Tư Mã ÝDù tài giỏi nhưng Tư Mã Ý lại không muốn phục vụ cho Tào Tháo. Ông từng một lần lấy lý do bị bệnh, tay chân gần như bị liệt để từ chối lời mời làm trong phủ Tư Không khiến Tào Tháo sinh nghi, sai người đi kiểm chứng. Tiên liệu trước điều này, ông đã thực sự giả bệnh để qua mắt tay chân của Tào Tháo. Thế nhưng, sự kiên nhẫn của Tào Tháo cũng chỉ có giới hạn. Sau khi thống nhất miền Bắc, hắn đã lệnh cho người đến tận nhà bắt Tư Mã Ý đi nhận chức văn học duyện, nếu trái ý sẽ hạ thủ. Tư Mã Ý buộc phải phụng sự cho Tào Tháo.
Hiểu rõ bản tính của cha con họ Tào, Tư Mã Ý từng bước đi đều cẩn trọng, tỉ mỉ. Bất kể là việc Tào Tháo lên làm Quốc công, rồi làm Hoàng đế, Tư Mã Ý đều ra mặt ủng hộ. Ông ý thức rõ được rằng người như Tào Tháo chỉ có thể làm hài lòng, không được ngược ý. Nhờ vậy mà ông đã sống sót qua 3 đời Tào gia, nổi danh bởi chữ “nhẫn” và sau cùng là người đặt nền móng cho nhà Tấn thay thế nhà Ngụy. Đến cả Gia Cát Lượng dù được xem như đối thủ bất phân thắng bại suốt nhiều năm trời cuối cùng hậu vận vẫn thua Tư Mã Ý một tấc.