Loại rau vốn mọc dại ven đường chẳng mấy ai để ý hóa ra có rất nhiều công dụng tốt, là bài thuốc quý cho sức khỏe.
Đó là rau tầm bóp – một loại rau mọc dại nhiều ở các vùng quê, cánh đồng, bãi đất hoang hoặc các sườn đồi. Xưa gọi là rau “cứu đói” nay lên tầm đặc sản.
Ở nước ta cây tồm bóp mọc ở nhiều nơi. Tầm bóp hay còn có tên gọi khác là cây thù lù, cây lồng đèn. Loại rau này mọc hoang nhưng lại có nhiều công dụng với sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong loại rau tầm bóp chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất có tính kháng khuẩn, chống ung thư, ngừa đông máu và bệnh bạch huyết.
Rau tầm bóp mọc nhiều ở các vùng quê.
– Thanh mát, giải nhiệt:Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn với hương vị mới lạ, thanh và mát. Ăn các món ăn chế biến từ rau tầm bóp giúp cơ thể thanh mát, giải nhiệt rất tốt.
– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch:Tầm bóp chứa lượng vitamin C dồi dào, chất này có tác dụng tốt trong việc chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Nhờ đó điều hòa mạch máu, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.
Cùng với vitamin A trong trong cây có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp cải thiện bệnh lý về máu.
– Hỗ trợ điều trị ung thư:Một trong những công dụng tuyệt vời của cây tầm bóp là khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Các thành phần trong tầm bóp, nhất là vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng.
– Rất tốt cho mắt:Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
– Hạ sốt, chữa cảm lạnh:Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Cây tầm bóp còn có rất nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.
Đặc biệt, Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu, lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày. Ngoài ra, tại châu Phi, họ ăn lá cây đã được nấu chín hoặc dùng như một tấm băng để băng các vết thương bị nhiễm trùng.
Không chỉ là loại rau giàu dinh dưỡng quả của loại cây này cũng rất tốt. Thoạt nhìn quả có hình tròn nhỏ như quả cà, bên ngoài được bao bọc một lớp vỏ bọc mỏng, giống hình lồng đèn nên ở một vài nơi, tầm bóp còn được gọi là cây đèn lồng hay thù lù cạnh. Khi bóp quả tầm bóp, vỏ bọc của quả bị thủng sẽ phát ra tiếng bốp nghe rất vui tai. Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,… Đặc biệt ở nước ngoài bán với giá đắt đỏ.
Cách dùng rau tầm bóp tốt cho sức khỏe
Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây tầm bóp thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc.
– Sắc nước uống:Bạn có thể dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa. Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thuỷ thủng và đắp ngoài chữa đinh sang. Rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa ăn chữa được chứng đái tháo đường.
– Nấu canh rất thơm ngon:Lá cây tầm bóp có thể dùng để ăn lẩu, nấu canh nghêu, cua, tôm hoặc luộc xào đều rất ngon. Quả tầm bóp được bao bọc bởi một lớp vỏ mỏng có hình giống chiếc lồng đèn, có vị giống cà chua rất bổ dưỡng. Là một loại rau mọc dại nên lồng đèn dễ trồng, dễ sống.
– Dùng làm rau lẩu:Cũng nhiều người dùng ngọn tầm bóp ăn lẩu bởi thích vị nhẫn nhẫn đắng, vị ngọt hậu của loài rau này. Thấy mọi người thu hái rau mọc tự nhiên, chị nảy ra ý định trồng cây tầm bóp thử.