×

Chẳng may lận đận nên giờ cưới chồng lần thứ 3, gia đình mở tiệc linh đình 100 mâm nhưng cả họ hàng lẫn hàng xóm đều không ai tới, nhìn cỗ bàn tôi c/a/y đắng nhận ra…


Sau sự kiện này, “tình làng nghĩa xóm” giữa gia đình và những người xung quanh đã bị rạn nứt.

Chỉ cần nơi nào có con người sinh sống, ắt hẳn sẽ tồn tại những quy luật, lễ nghĩa riêng. Dù là ở thành thị phồn hoa hay vùng quê yên bình, những mối quan hệ xã giao, tình nghĩa giữa người với người luôn tồn tại.

Người ta có câu “cho đi là để nhận lại”, ý muốn nói đến việc ứng xử sao cho phải đạo, có qua có lại để tình nghĩa được bền lâu. Nếu chỉ chăm chăm nghĩ cho bản thân, khôn lỏi toan tính, rốt cuộc cũng chỉ chuốc lấy khổ đau cho chính mình.




Gia đình có con gái lấy chồng tới 3 lần
Tháng 7/2024, câu chuyện về một người phụ nữ nông thôn vùng Giang Tây, Trung Quốc bị cả làng hắt hủi vì đám cưới của con gái đã trở thành tâm điểm bàn tán. Lẽ ra hôn lễ phải là ngày vui trọng đại, thế nhưng gia đình này lại bị biến thành trò cười cho cả làng.

Nguyên do bởi gia đình này vốn dường như “tách biệt” với dân làng. Họ rất ít khi tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng, từ đám cưới hỏi đến ma chay, hiếu hỉ. Mỗi lần có việc, họ chỉ ghé qua gửi chút quà rồi lấy lý do bận việc để ra về. Dù không ai lên tiếng trách móc, nhưng trong lòng mỗi người đều có những suy nghĩ riêng.

Thời gian trôi qua, con gái của gia đình này đến tuổi cập kê. Họ tổ chức một bữa tiệc linh đình, mời đông đảo họ hàng, làng xóm đến chung vui. Tuy không được xa hoa như tiệc cưới ở thành phố lớn, nhưng bàn tiệc vẫn đầy ắp những món ăn dân dã.

Gia đình gả con gái lần thứ 3, lỗ nặng vì mở tiệc linh đình nhưng hàng xóm không ai tới: Ai đúng ai sai?- Ảnh 1.

Ở những vùng quê, việc làng xóm giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi có việc đã trở thành “luật bất thành văn”. Đặc biệt là trong những dịp trọng đại như cưới hỏi, ma chay, hiếu hỉ, sự góp mặt của bà con lối xóm càng trở nên ý nghĩa. Đây cũng là dịp để mọi người thể hiện tình làng nghĩa xóm, gắn kết với nhau hơn.

Ai cũng nghĩ rằng sau khi con gái xuất giá, mọi chuyện sẽ êm xuôi. Nào ngờ đâu, gia đình này lại “ngấm ngầm” lợi dụng lòng tốt của dân làng để thực hiện những toan tính vụ lợi cho riêng mình.

Kể từ sau khi con gái về nhà chồng, người mẹ trong gia đình này liên tục lấy cớ con trai còn nhỏ để vòi vĩnh tiền bạc, của cải từ con rể. Về lâu dài, không người đàn ông nào có thể chịu đựng được nhà vợ như vậy. Và rồi, chỉ sau nửa năm chung sống, cặp vợ chồng trẻ đã không ngừng xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Không còn cách nào khác, người mẹ liền ép con gái ly hôn.

Chỉ một tháng sau khi ly hôn, gia đình cô đã nhanh chóng tìm được một chàng trai “tuổi trẻ tài cao” khác, cũng là người cùng làng, để mai mối cho con gái. Việc một người con gái hai lần đi lấy chồng khiến nhiều người cảm thấy khó xử. Bởi lẽ, điều này đồng nghĩa với việc họ phải mừng cưới tới hai lần!

Dĩ nhiên, vẫn có những người không màng đến chuyện tiền bạc, họ đến chung vui với tấm lòng chân thành. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít người cảm thấy bất bình và không muốn tiếp tục “móc hầu bao” nữa. Gia đình người phụ nữ không hài lòng, đi khắp nơi nói xấu những người không chịu mừng cưới, cho rằng họ quá so đo, tính toán.

Chính những lời nói thiếu suy nghĩ ấy đã khiến cả làng quay lưng lại với họ. Những người từng đến dự đám cưới thì thất vọng vì sự “vô ơn” của gia đình này, còn những người không đến dự thì càng thêm chán ghét và khinh thường.

Không lâu sau đó, người con gái lại tiếp tục ly hôn. Điều đáng nói là lần này, cô chưa đầy một tháng sau khi ly hôn đã được gia đình sắp xếp cho một đám cưới khác.
Phản ứng của dân làng
Gia đình gả con gái lần thứ 3, lỗ nặng vì mở tiệc linh đình nhưng hàng xóm không ai tới: Ai đúng ai sai?- Ảnh 2.
Đến đám cưới lần thứ ba của gia đình này, không một ai trong làng đến dự. Đối với dân làng, việc không đến dự đám cưới chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ. Nhưng đối với gia đình người phụ nữ kia, đó lại là một “cú sốc”. Họ không những không thu được đồng tiền mừng cưới nào, lại còn phải gánh thêm khoản nợ vì đã lỡ chuẩn bị tiệc linh đình.

Có người cho rằng, đã là chỗ hàng xóm láng giềng với nhau, hà cớ gì phải so đo, tính toán như vậy. Cũng có người nhận định, bản thân gia đình người phụ nữ kia có cách hành xử không đúng đắn, khiến cho người khác không muốn đối xử tốt với họ.

Trong câu chuyện này, lẽ ra việc con gái đi lấy chồng là chuyện vui của gia đình. Chỉ cần họ sống có trước có sau thì chắc chắn sẽ nhận được sự chúc phúc từ phía dân làng. Bởi lẽ, người xưa vẫn thường nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Hàng xóm láng giềng có thể không “ruột thịt” bằng anh em, họ hàng, nhưng trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, họ chính là những người gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta nhất.

Việc người con gái ba lần đi lấy chồng đồng nghĩa với việc dân làng sẽ phải bỏ ra số tiền mừng cưới gấp ba lần so với bình thường. Thêm vào đó, họ còn phải đối mặt với những lời nói “khó nghe” nếu như không đến dự đám cưới. Trong hoàn cảnh đó, việc họ lựa chọn không tham dự đám cưới cũng là điều dễ hiểu.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate9.com - © 2024 News