×

Cuối tuần đưa 5 triệu nhờ giúp việc nấu món cua hoàng đế, đến giờ cơm nhìn mâm đồ chị bê lên cả nhà tái mặt nhưng lúc biết lý do thì vợ chồng tôi cảm ơn rối rít

Tôi nhìn mãi vẫn không thấy món cua hoàng đế đâu cả.

Tôi từng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ trước khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai này. Chồng hiện tại của tôi cũng có con riêng, tôi chưa từng nghĩ sẽ có một ngày mình trở thành mẹ kế.

Vì không muốn có con sớm nên ở cuộc hôn nhân đầu, tôi ly hôn trong êm đềm không ràng buộc hay phải tranh giành quyền nuôi con gì cả. Chưa từng làm mẹ, dĩ nhiên tôi sẽ không có chút kinh nghiệm nào trong hoàn cảnh này, nhưng vẫn quyết định kết hôn lần 2 vì tôi thực sự yêu người đàn ông hiện tại.

Anh ấy là một người tài giỏi, có công việc, có nhà và có xe đầy đủ cả. Khi dọn về sống cùng bố con anh, tôi giống như “bà hoàng” không cần phải nữ công gia chánh vì chuyện đó đã có cô giúp việc lo từ A đến Z. Được biết, cô ấy đã đồng hành cùng với bố con anh từ rất lâu, khi cậu con trai mới 1 tuổi và giờ nhóc tỳ đã bước vào độ tuổi lên 3.

Ảnh minh hoạ

Tôi mới chỉ về nhà anh vào đầu tuần, nên cuối tuần này định ở nhà làm một bữa tiệc nhỏ, gia đình sum họp ấm cúng bên nhau để gia tăng sự gắn kết. Bởi trong tuần vợ chồng đều bận công việc riêng, còn con trai thì được gửi đến trường mẫu giáo. Trưa nay tôi có đưa cho giúp việc 5 triệu, dặn dò chị ấy nấu món cua hoàng đế, một món ăn mà tôi rất thích và số tiền còn lại sẽ mua các loại hải sản, thịt cá khác.

Đến tối sau khi ra ngoài mua quà tạo bất ngờ cho ông xã và con trai, tôi hào hứng về nhà, trông chờ vào bữa tối thịnh soạn được chị giúp việc chuẩn bị. Tuy nhiên lúc bàn đồ ăn được bày ra, tôi tái mặt khi nhìn mãi vẫn không thấy cua hoàng đế đâu, cũng không có con tôm, sò nào cả mà chỉ toàn là rau với 7749 loại thịt.

Tôi khó chịu vô cùng, liền trách giúp việc tại sao lại không làm theo ý mình. Trong khi đó tôi đưa cho chị ta tận 5 triệu, số tiền dư dả để làm một bữa tiệc nhỏ sang trọng, vậy mà chị ấy lại làm một bữa ăn hết sức nghèo nàn thế này.

Chị giúp việc thẳng thắn đáp rằng, chị ấy làm vậy là vì muốn tốt cho tôi. Nghe chị nói, tôi càng hoang mang không hiểu tốt chỗ nào. Cho đến khi nghe chị giải thích, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Hoá ra con trai riêng của chồng cực kỳ ghét ăn hải sản. Từ bé đến lớn, thằng nhỏ chỉ ăn rau củ và thịt,.. chứ chưa từng đụng đến con tôm, con mực nào cả.

Chỉ cần nhìn thấy những món này là đứa trẻ sẽ lập tức tỏ thái độ, nôn ói. Nếu buổi tiệc tối nay được diễn ra theo ý tôi, chị giúp việc bảo rằng có thể sẽ khiến cho đứa trẻ có ác cảm với mẹ kế nên chị đã tự ý đổi các món ăn. Chị ấy đã chăm bẵm đứa trẻ từ nhỏ nên rất hiểu tính cách, thói quen của con riêng chồng.

Ảnh minh hoạ

Nghe sự thật đến đây, tôi liền cảm ơn và gửi lời xin lỗi đến giúp việc vì đã nghĩ cho mình. Tuy nhiên, tôi vẫn thắc mắc không hiểu vì sao thằng bé lại không ăn hải sản. Đây không phải là bệnh dị ứng, mà chỉ xuất phát từ cách ăn uống của đứa trẻ mà thôi. Con trai kén ăn như thế, bảo sao đã 3 tuổi mà chiều cao lẫn cân nặng đều thua xa bạn bè.

Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng thế kia mà thằng bé lại từ chối ăn, chỉ ăn toàn thịt không phải là chuyện tốt về lâu về dài đối với sự phát triển của một đứa trẻ. Nhờ chuyện này mà tôi quyết định sẽ tìm cách thay đổi thói quen ăn uống của con. Dẫu biết việc không đơn giản, nhưng tôi sẽ kiên trì cho đến khi nào nhìn thấy được thành quả…

Tâm sự từ độc giả minhha…@gmail.com

Vấn đề kén ăn ở trẻ nhỏ là một thách thức không nhỏ với nhiều bậc cha mẹ. Nguyên nhân chính của tình trạng kén ăn thường đến từ hai yếu tố chính. Thứ nhất, đó là sự phát triển về nhận thức và khẩu vị của trẻ. Trẻ nhỏ thường có những ưa thích và sự nhạy cảm khác với người lớn, chúng có xu hướng thích các hương vị mạnh và kết cấu lạ. Tuy nhiên, khi lớn lên, khẩu vị của trẻ sẽ dần thay đổi và mở rộng, điều này diễn ra theo từng giai đoạn phát triển. Chính vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn dẫn dắt trẻ quen dần với các loại thực phẩm mới.

Yếu tố thứ hai là tác động tâm lý và môi trường. Trẻ thường bắt chước và hình thành thói quen ăn uống dựa trên những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ. Nếu gia đình ưa thích ăn một số món nhạt hoặc chỉ một số thực phẩm đặc biệt, trẻ cũng sẽ có xu hướng như vậy. Hơn nữa, sự ép buộc hay áp lực quá mức về thực phẩm cũng có thể khiến trẻ càng kén ăn hơn. Ngược lại, việc tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn sẽ giúp trẻ hào hứng và không cảm thấy bị ép buộc.

Với trường hợp cụ thể ở trên, việc từ chối ăn hải sản mặc dù không phải do dị ứng có thể là do ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực gia đình hoặc do trẻ chưa quen với hương vị mạnh của hải sản. Điều này cũng khiến trẻ chỉ ăn toàn thịt, không tốt cho sự phát triển vì thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng từ hải sản.

Vì vậy, bên cạnh việc kiên nhẫn, bố mẹ cũng cần áp dụng các chiến lược như giới thiệu từ từ, cho trẻ tham gia vào quá trình chế biến món ăn, tạo bầu không khí vui vẻ… để dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho con. Với thời gian và sự tận tâm, chắc chắn bố mẹ sẽ thành công trong việc vượt qua thách thức này.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate9.com - © 2025 News