×

Con đầu lòng của vợ chồng tôi si-nh ra đã bị c-â-m đ-iế-c bẩm s-inh. Sau 5 năm vợ tôi hạ s-inh thêm bé thứ 2, vừa vào viện thăm em, con trai lớn b-ất ng-ờ nói một câu tròn vành rõ chữ khiến cả nhà ch-oáng v-áng

Cho đến khi bác sĩ nhẹ nhàng kéo áo của sản phụ lên để chuẩn bị cho ca sinh, tất cả mọi người trong phòng sinh đã ngẩn người.

Hành trình mang bầu, sinh nở với bất cứ người phụ nữ nào cũng đều vô cùng vất vả, khó nhọc và sự vất vả này càng tăng lên gấp bội với một người khuyết tật. Câu chuyện về bà mẹ câm điếc Xiao An (sinh sống tại Trung Quốc) đi đẻ khiến nhiều người không khỏi thương cảm và cũng vô cùng xúc động.

Xiao An là một người câm điếc bẩm sinh, dù không nghe hay nói được nhưng cô vẫn có những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống và sống khỏe mạnh như bao người. Xiao An may mắn gặp được một người đàn ông yêu thương cô hết lòng và 2 người đã lên duyên vợ chồng. Không lâu sau đám cưới, vợ chồng Xiao An vỡ òa hạnh phúc khi cô thụ thai em bé đầu lòng.

Dù không nói được nhưng bà mẹ trẻ lại rất chăm chỉ tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc thai kỳ. Cô dành thời gian tìm hiểu những món ngon tốt cho mẹ bầu, mua sách về nghiên cứu thai kỳ với mong muốn đứa con sinh ra sẽ khỏe mạnh và an toàn nhất.

Dù không nói được nhưng bà mẹ trẻ lại rất chăm chỉ tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Khi ngày dự sinh sắp đến, Xiao An đã nhập viện để chờ có cơn đau đẻ do cô sợ có điều bất chắc xảy ra với em bé. Và rồi cuối cùng, ngày sinh chính thức cũng đến. Tuy nhiên khi bác sĩ đẩy bà mẹ trẻ này vào phòng sinh, cô lại vô cùng bối rối, liên tục khóc, kéo tay bác sĩ và ra những cử chỉ nhưng mọi người không hiểu cô muốn nói gì.

Cho đến khi bác sĩ nhẹ nhàng kéo áo của sản phụ lên để chuẩn bị cho ca sinh, tất cả mọi người trong phòng sinh đã ngẩn người rồi bật khóc khi nhìn đến mảnh giấy với dòng chữ cô nhét trong cạp quần của mình.

Vì Xiao An không thể nói và cũng không nghe thấy bác sĩ nói gì nên cô đã vô cùng lo sợ bất cứ tai nạn nào cô có thể gặp phải trong quá trình sinh con. Vì vậy cô đã viết trước những mong muốn của mình trên mảnh giấy nhỏ và mang theo vào phòng sinh. Xiao An đã viết: “Nếu gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình sinh con, xin hãy cứu lấy con tôi!”. Dù là một người khiếm khuyết nhưng ai cũng cảm động trước suy nghĩ bảo vệ con trong bụng của Xiao An.

Bác sĩ đã vô cùng xúc động với suy nghĩ của bà mẹ trẻ câm điếc. (ảnh minh họa)

Đây chính là sự cao cả của tình mẫu – tử thiêng liêng. Và thật may mắn, Xiao An đã có ca sinh an toàn, đón con yêu mẹ tròn con vuông với vô vàn cảm xúc.

Ngay từ khi mang bầu, mẹ bầu cũng có thể giúp tăng kết nối tình mẫu tử thiêng liêng với con trong bụng bằng những hành động cụ thể như:

Massage bụng bầu

Xoa bụng bầu nhẹ nhàng là cách đơn giản để gắn bó với bé. Nhiều người mẹ sử dụng các loại tinh dầu và kem chống rạn để massage bụng bầu. Hiệu quả của kem chống rạn da còn tùy thuộc ở từng người mẹ nhưng chắc chắn, massage với tinh dầu và kem là cách thư giãn tuyệt vời cho mẹ và bé.

Trong lúc thoa kem chống rạn, bạn nên thư giãn và dành thời gian để suy nghĩ tới em bé, thậm chí có thể trò chuyện cùng con. Hãy thử thư giãn với 1-2 giọt tinh dầu oải hương, tinh dầu hoa hồng hoặc quýt (những loại tinh dầu an toàn để sử dụng trong 3 tháng đầu).

Có thể nhờ chồng massage cho bạn những chỗ khác trên cơ thể như bả vai, chân… Đây cũng là cách để người bạn đời chia sẻ với vợ trong suốt quá trình mang thai.

Hát và nói chuyện với em bé

Thính giác của bé phát triển theo thời gian. Từ khoảng 23 tuần, bé có thể lắng nghe nhịp tim và tiếng sôi bụng khi đói của mẹ như thưởng thức âm nhạc. Bé còn bắt đầu nghe được những âm thanh từ bên ngoài, qua nước ối và tường tử cung.

Nghe được giọng mẹ hàng ngày giúp bé nhanh chóng nhận ra giọng mẹ sau khi chào đời. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thính giác của bé phát triển tốt ngay từ trong tử cung là để giúp bé bắt đầu kết nối với mẹ từ khi chưa sinh ra. Sau khi chào đời, bé sơ sinh sẽ chú ý tới giọng của mẹ nhiều hơn giọng nói của người khác.

Nói chuyện và hát cho bé là điều thực sự bổ ích một khi bạn biết bé có thể nghe thấy mẹ. Bạn có thể thấy chút e ngại đầu tiên nhưng bạn sẽ sớm quen và thích thú trò chuyện với bụng bầu.

Phản ứng với những cú đá của bé

Bạn bắt đầu cảm thấy chuyển động rõ nét của thai nhi ở tuần 18-20, nếu đây là lần mang thai đầu. Phản ứng với những cú đá của bé bằng cách khi bé đá thì mẹ xoa bụng và bất ngờ có thể là bé sẽ đá cú thứ hai ở chỗ mẹ vừa xoa.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate9.com - © 2024 News