×

Cả nhà chồng đang tranh giành đất đai, trước khi qua đời, anh còn để lại hơn 350 triệu đồng tiền tiết kiệm cho tôi: Ngày đi rút, ngân hàng thông báo toàn bộ số tiền đó đã ‘không cánh mà bay’, lúc biết sự thật tôi còn s*ố*c hơn nữa

Một người phụ nữ nông thôn chỉ học đến lớp 2, đã gửi 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) mà chồng cô để lại khi qua đời vào ngân hàng. Khi bà rút tiền một năm sau đó thì ngân hàng cho biết không còn tiền trong tài khoản…

Câu chuyện của bà Hồ Tiên Hồng (Trung Quốc) nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội 163.com.

Một năm trước, chồng của tôi bị bệnh nặng, thấy bệnh không có khả năng khỏi bệnh nên chồng tôi nhất quyết đòi xuất viện và về nhà nghỉ ngơi. Ban đầu, tôi nhất quyết không đồng ý vì nghĩ rằng “còn nước còn tát” nhưng ông đã trấn an tôi rằng về nhà tinh thần sẽ tốt hơn biết đâu sẽ khỏi bệnh. Tôi biết rõ rằng chồng tôi không muốn tôi tiêu hết số tiền tiết kiệm cuối cùng.

Chồng qua đời và để lại hơn 350 triệu đồng tiền tiết kiệm cho vợ: Ngày đi rút toàn bộ số tiền đã ‘không cánh mà bay’, ngân hàng chối bỏ trách nhiệm- Ảnh 1.

Vợ chồng tôi yêu thương nhau, mong con cái thành đạt để không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Ảnh minh họa: Pexels.

Tiền bạc trong gia đình tôi cũng dồn vào chữa bệnh cho chồng. Tôi cũng hiểu rõ bệnh tình của chồng mình, bác sĩ cũng nói rằng bệnh của chồng tôi khó thể chữa khỏi và việc điều trị thêm sẽ không giúp ích gì và lãng phí tiền bạc.

Tôi và chồng đã cùng nhau trải qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc đời. Chúng tôi trở thành chỗ dựa cho nhau nếu một bên ngã. Ngày ra viện, chồng nắm tay tôi bảo: “Về nhà thôi. Ở đây thật lạnh lẽo. Về nhà ấm áp hơn. Anh không muốn lãng phí tiền thêm nữa”. Tôi bật khóc, gật đầu rồi đưa chồng ra xe.

Không lâu sau khi trở về nhà chồng tôi mất…

Trước khi qua đời, chồng để lại cho tôi một số tiền nhỏ là 100.000 NDT (khoảng hơn 350 triệu đồng) để lo cho con cái và dặn tôi chăm sóc tốt cho bản thân. Sau khi chồng ra đi, tôi cố gắng vượt qua nỗi đau để chăm sóc con cái. Chồng tôi bảo tôi nên gửi 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) vào ngân hàng. Tôi nghĩ rằng nếu làm thêm rồi gửi tiền đều đặn trong một năm, sau đó rút ra để lo học phí cho cậu con trai nhận vào đại học.

Vợ chồng tôi cả đời làm ruộng và gắn bó với đất đai, vì vậy với mong muốn con cái thành đạt nên chúng tôi đầu tư cho con học. Và con trai đã không làm chúng tôi thất vọng, điểm số luôn nằm trong top 10.

Chính vì điều này, chồng tôi muốn dùng số tiền tiết kiệm cuối cùng để có thể đầu tư cho con học đại học.

100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) này đối với gia đình tôi rất quan trọng và không thể làm sai

Khi đến ngân hàng, ngoài viết được tên của chính mình, tôi không biết nhiều về những từ ngữ khác. Tôi chưa đến ngân hàng gửi tiền lần nào nên không biết cách gửi. Khi đến ngân hàng tôi thực sự bối rối, một nhân viên ngân hàng tên Lưu đã đến và nhiệt tình hỗ trợ tôi.

Tôi xấu hổ nói rằng mình không biết nhiều lắm. Thay vì tỏ ra mất kiên nhẫn, anh nhân viên Lưu lại nhiệt tình hỗ trợ tôi. Anh ta kéo tôi sang một bên và an ủi: “Những khách hàng như cô thường được giúp đỡ nhiệt tình và được giải quyết một cách nhanh chóng”.

Đồng thời, anh ta cho biết không cần xếp hàng, anh ta sẽ hỗ trợ tôi toàn bộ thủ tục. Tôi rất cảm động và đặt niềm tin vào chàng trai trẻ này. Lúc này, Lưu có giới thiệu cho tôi một gói cho vay có lợi nhuận cao so với gửi thông thường, gửi càng lâu lãi càng nhiều.

Nghe thấy vậy tôi nói: “Đây là tiền học phí của con trai tôi năm sau vào đại học, tốt nhất là nên gửi đều đặn trong 1 năm thôi”. Thấy tôi nói vậy, Lưu trả lời tôi với thái độ rất tích cực: “Đây là tiền gửi, bác có thể rút trong một năm. Gói này không có sự khác biệt nào khác so với tiền gửi thông thường ngoại trừ lãi suất cao”.

Nhìn thái độ chân thành của Lưu, cộng thêm lãi suất lại cao, quả thực tôi thấy rất hấp dẫn. Sau đó, tôi làm theo mọi hướng dẫn của cậu nhân viên. Sau khi hoàn thành, Lưu có lấy ra một văn bản và đưa tôi ký. Cuối cùng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) cuối cùng cũng an toàn. Tôi vô cùng biết ơn cậu nhân viên Lưu. Khi ra về, cậu còn đưa tôi ra đến tận cổng.

Chớp mắt một năm trôi qua, con trai tôi cũng vào đại học như mong đợi. Tôi vui vẻ chạy đến ngân hàng để rút số tiền 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng). Khi đến ngân hàng tôi có hỏi về cậu nhân viên Lưu nhưng họ nói cậu ta đã nghỉ việc từ lâu. Một cô nhân viên khác đến tiếp và hỗ trợ tôi.

Những gì xảy ra tiếp theo thực sự khiến tôi sốc. Cô nhân viên hỗ trợ tôi việc rút tiền nói rằng không có tiền trong tài khoản. Tôi yêu cầu cô xác nhận lại, cô ấy khẳng định tôi đã mua sản phẩm tài chính chứ không phải gửi tiền. Tôi choáng váng, bật khóc ngay tại quầy. Tôi có nói rằng cậu nhân viên tên Lưu đã giúp tôi gửi tiền.

Khi đó, ngân hàng có mang ra một bản hợp đồng mua sản phẩm tài chính có chữ ký của tôi. Thấy 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) mà vợ chồng vất vả tích cóp được trở nên vô ích, lại nghĩ rằng con trai đang đợi số tiền đó đi học, tôi quỵ xuống ngay tại chỗ, mong ngân hàng có thể trả lại tôi số tiền đó.

Tuy nhiên, phía ngân hàng cho biết họ cũng rất thông cảm với tôi nhưng họ không thể làm gì được. Họ cho rằng đây là hành vi cá nhân giữa tôi và nhân viên Lưu và không liên quan gì đến ngân hàng.

Chồng qua đời và để lại hơn 350 triệu đồng tiền tiết kiệm cho vợ: Ngày đi rút toàn bộ số tiền đã ‘không cánh mà bay’, ngân hàng chối bỏ trách nhiệm- Ảnh 2.

Tôi suy sụp hoàn toàn khi biết rằng số tiền tiết kiệm cho con cái đi học mất sạch vì sự tin người của tôi. Ảnh minh họa: Pexels.

Tôi suy sụp hoàn toàn. Họ nói rằng, nếu được tôi chỉ có thể tìm nhân viên Lưu kia đòi tiền bởi ngân hàng không nhận được số tiền tương ứng nào của tôi, đồng thời không có văn bản, hóa đơn liên quan nào được ngân hàng ký. Tôi thực sự trách bản thân vì đã quá tin người, không tìm hiểu kĩ…

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate9.com - © 2024 News