×

Chia buồn với 10 tỉnh nhỏ nhất Việt Nam: Bắc Ninh đứng đầu bảng

Trong 10 tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, Bắc Ninh xếp đầu bảng với diện tích chỉ 822,7 km², còn thành phố trực thuộc TW bé nhất là Đà Nẵng với 1285,4 km²

Việt Nam là quốc gia có sự phân hóa đa dạng về địa hình và diện tích giữa các địa phương. Trong khi một số tỉnh sở hữu diện tích rộng lớn như Nghệ An hay Gia Lai, thì cũng có những tỉnh thành với diện tích rất khiêm tốn nhưng lại mang trong mình những giá trị văn hóa, kinh tế và du lịch đặc sắc. Hãy cùng Vietnamfinance điểm tên 10 tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam.
Trước thềm sáp nhập: Điểm danh 10 tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất Việt Nam.
1. Bắc Ninh – 822,7 km²

Đứng đầu danh sách là Bắc Ninh, tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam. Nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng, không chỉ nổi tiếng về dân ca quan họ, Bắc Ninh còn là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với nhiều ngôi chùa cổ có thể kể đến như: chùa Dâu, chùa Phật Tích,…Dù diện tích khiêm tốn, nhưng tỉnh này lại có mật độ dân số đứng thứ 3 cả nước chỉ sau Hà Nội và TP.HCM.

2. Hà Nam – 860,5 km²

Xếp thứ hai là Hà Nam, cũng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi phát hiện trống đồng Ngọc Lũ – trống đồng đẹp nhất, niên đại trên 2.500 năm của văn hóa Đông Sơn. Hà Nam cũng có chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới, với tổng diện tích quần thể lên tới 5.000 ha, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng.

3. Hưng Yên – 926 km²

Địa phương tiếp theo có mặt trong danh sách này gọi tên Hưng Yên. Tỉnh này nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng, được mệnh danh là vua của loài nhãn và quần thể di tích Phố Hiến minh chứng cho một thời thịnh vượng “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

4. Vĩnh Phúc – 1.238,6 km²

Với diện tích hơn 1.200 km², Vĩnh Phúc xếp thứ tư trong danh sách tỉnh thành có diện tích nhỏ nhất cả nước. Tỉnh này có địa hình đa dạng từ đồng bằng đến miền núi, nổi bật với các điểm du lịch như Tam Đảo và Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, Vĩnh Phúc là điểm đến lý tưởng cho những chuyến nghỉ dưỡng ngắn ngày.

5. Đà Nẵng – 1285,4 km²

Được coi là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, thủ phủ miền Trung gần như chia đều khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP. HCM, đồng thời là trung tâm kết nối 3 di sản văn hóa thế giới là cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố du lịch mang tầm vóc quốc tế, thu hút du khách năm châu nhờ bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng sang trọng và các thắng cảnh: Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà… Cầu Vàng ở Đà Nẵng được báo Anh chọn là một trong 7 “kỳ quan mới”, những công trình có tác động tức thì tới giới trẻ trong thời đại công nghệ số.

6. Ninh Bình – 1.378,1 km²

Nằm ở cực nam đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình nối liền miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Nơi đây được biết đến là vùng đất cố đô Hoa Lư “địa linh, nhân kiệt” gắn liền với 3 triều đại: Đinh, Lê, Lý. Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, ngoài ra nơi đây cũng có hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Tam Cốc – Bích Động, Địch Lộng, Vân Trình, nhà thờ đá Phát Diệm…

7. Cần Thơ – 1.409 km²

Xếp thứ 7 trong danh sách là TP. Cần Thơ, tự hào mang danh “Tây Đô” – thủ phủ miền Tây trù phú. Cần Thơ quyến rũ du khách bởi hình ảnh chợ nổi Cái Răng tấp nập trên dòng sông Hậu, những vườn trái cây sai trĩu quả và nhịp sống sông nước đậm chất Nam Bộ. Không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, Cần Thơ còn là cầu nối giao thương quan trọng, nơi hội tụ tinh hoa của miền đất chín rồng.

8. Vĩnh Long – 1.475 km²

Vĩnh Long nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, tỉnh có cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền và cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu. Huyện Mang Thít còn có biệt danh là “vương quốc gạch gốm”, nơi từng có hàng nghìn lò gạch dựng san sát ven sông Cổ Chiên và rạch Thầy Cai. Trải qua chặng đường dài lịch sử, nơi này được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với tinh thần hiếu học, sản sinh ra những nhân vật lịch sử – văn hóa, đóng góp lớn vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

9. Hải Phòng – 1.527,4 km²

Hải Phòng còn được gọi là đất Cảng hay thành phố Cảng. Hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi cũng khiến nơi này được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là cửa ngõ giao thương quốc tế với cảng biển sầm uất, Hải Phòng còn là vùng đất của thiên nhiên kỳ thú với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như quần đảo Cát Bà, vịnh Lan Hạ,… – những tuyệt tác thiên nhiên được UNESCO công nhận.

10. Thái Bình – 1.570,5 km²

Xếp vị trí cuối cùng trong danh sách này là tỉnh Thái Bình. Đây là mảnh đất được sử sách tôn vinh là “quê lúa, đất nghề” vì có cư dân sớm đông đúc, giỏi thâm canh lúa nước, đánh bắt thủy hải sản và các nghề thủ công. Tỉnh có trên 2.000 công trình nghệ thuật kiến trúc cổ đặc sắc như Chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La và Khu di tích đền thờ các vua Trần…. Hàng trăm lễ hội truyền thống theo tâm thức “sáng rối, tối chèo” cùng nhiều loại hình diễn xướng dân gian còn lưu giữ đến ngày nay.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate9.com - © 2025 News