×

Giỗ bố chồng, 2 chị về góp  500K  rồi giao hết cho ‘dâu trưởng’ làm 5 mâm: Chồng em thấy vậy hất hết cỗ ra sân còn em chỉ nhẹ nhàng chốt hạ 1 câu khiến ai cũng ‘xanh mắt’

Giỗ bố chồng, 2 người chị chồng về góp 500 nghìn rồi giao hết cho em dâu quán xuyến. Thấy vợ bị bắt ép, người chồng đã thẳng thắn lên tiếng thay vì “một điều nhịn, chín điều lành”. 

Chuyện làm dâu có muôn hình vạn trạng, đôi khi chị em không gặp mâu thuẫn với bố mẹ chồng mà lại mệt mỏi vì “bà cô bên chồng”. Gần đây, mình đọc được tâm sự của nàng dâu khi phải quán xuyến lo cho đám giỗ của bố chồng trong khi 2 người chị chồng lại thờ ơ, ỷ y vào em dâu.

“Tôi về làm dâu mới đó đã ngót nghét được 3 năm rồi, hai vợ chồng sống chung với mẹ chồng, bởi anh là con trai một, bố chồng đã mất được 5 năm rồi. Trên còn có 2 chị, đã đi lấy chồng nhưng cũng ở quanh quanh đó cả, tuy nhiên tôi chẳng ưa bà nào.

Sở dĩ như vậy vì lần nào về ngoại chơi, hai chị xách được ít hoa quả hoặc biếu xén cho mẹ vài trăm nghìn rồi ngồi vắt chân tám chuyện với nhau. Mẹ chồng tôi rất thương con gái, lần nào hai chị về mẹ lại sai con dâu đi chợ mua hết món này món khác để đãi con gái, còn bà xoắn xuýt ngồi trò chuyện với con gái. Đến bữa thì kéo xuống ngồi ăn cơm, ăn xong thì lên ngồi ăn hoa quả, tuyệt nhiên không ai phụ tôi một tay”, nàng dâu kể lại.

hình ảnh

(Ảnh minh họa: 2sao)

Đến khi nhà có việc, mọi người lại ỷ y là có con dâu biết quán xuyến nên gần như là giao hết cho cô. Nhà tuy đông người, dâu rể có đủ nhưng mọi việc gần như là do một mình con dâu lo liệu. Hễ có ai nói gì là 2 chị chồng lại oang oang “việc đó đã có dâu trưởng lo”.

“Suốt 3 năm qua, cứ đến ngày giỗ là tôi lại phải thức khuya dậy sớm đi chợ, lo cỗ bàn một mình. Mẹ chồng tôi không khéo nên chỉ phụ nhặt rau, rửa rau thôi. Còn mấy chị chồng, dù dặn về sớm rồi nhưng đến giờ cúng còn chẳng thấy mặt mũi đâu, thậm chí có năm còn phải giục, mời tới ăn.

Đã thế, ngồi ăn còn bình phẩm, lúc thì chê nấu ít món, lúc thì trách nấu nhiều quá lãng phí, lúc thì chê món này nhạt, món này mặn… Tôi tức lắm nhưng vì là dâu mới nên cũng ngại nói”, nàng dâu trải lòng.

Gần đây, đến dịp giỗ bố chồng và cũng như nhiều năm trước, gia đình làm 5 mâm cỗ để đãi bà con đến chơi. Mọi năm là do nàng dâu quán xuyến nhưng năm nay, cô vừa xuất viện vì bệnh sốt xuất huyết, sức khỏe còn chưa hồi phục hẳn nên có mở lời nhờ mẹ và các chị phụ lo giỗ.

“Vậy mà sáng sớm hôm giỗ, mới 4 rưỡi sáng mẹ chồng đã giục tôi dậy để đi chợ mua đồ về làm giỗ.

Tới 10 giờ sáng, cỗ cũng chuẩn bị xong. Tôi sắp một mâm lên cho chồng và mẹ thắp hương trước rồi xuống chuẩn bị mấy mâm cỗ còn lại. Đến lúc này, nhà hai chị chồng mới đủng đỉnh đi tới.

Những tưởng lần này hai chị sẽ xuống bếp giúp tôi nấu nốt mấy mâm cỗ, thực ra cũng chẳng có gì nhiều, chỉ cần xào nấu một chút là xong, thực phẩm tôi sơ chế hết rồi. Nhưng nào mà ngờ, hai chị lại dúi tiền vào tay tôi, tổng cộng được 500 nghìn như thói quen cũ rồi lên nhà ngồi tám chuyện với nhau.

Ngán ngẩm, tôi lại một mình lúi húi trong bếp chặt gà, xào rau, pha nước mắm,… Một lúc sau chồng từ trên phòng thờ đi xuống, thấy anh chị ngồi nói chuyện rôm rả thì khó chịu lắm. Anh bảo tôi lên nhà nghỉ ngơi để anh gọi mấy chị xuống làm. Tôi chưa kịp nói gì thì chồng đã đi lên nhà, gọi các chị xuống phụ. Hai chị chồng chẳng thèm nhấc mông đứng dậy, vẫn ngồi im tại chỗ ngó xuống bếp toang toác cái mồm:

– Có 5 mâm cỗ mà làm như nặng nhọc lắm ấy. Các chị tuy không góp công nhưng cũng góp của rồi đó thôi. Mợ là dâu trưởng, làm là đúng rồi. Các chị là gái đã đi lấy chồng, về nhà cũng chỉ là khách thôi.

Chị gái chưa kịp nói hết câu, chồng tôi đã xuống bếp cầm mấy rổ rau hất thẳng ra sân rồi quát ầm lên: “5 mâm cỗ các chị góp được vài trăm nghìn mà cứ nghĩ là to lắm. Năm nào cũng chỉ biết ngồi ăn, không biết làm. Vợ tôi mới xuất viện được vài ngày mà các chị bắt cô ấy làm một mình từng này mâm cỗ mà coi được à? Đây là giỗ bố, người sinh ra các chị chứ không phải người ngoài đâu”. 

Thấy chồng tôi làm căng, mẹ chồng và các chú bác liền lên tiếng khuyên can. Một lúc sau khi chồng đã hạ hỏa, tôi cũng lấy hết dũng khí, dịu giọng nói với hai chị chồng và mẹ chồng:

– Xưa nay các chị nói em là dâu trưởng, có quyền lo liệu mọi việc thì nhân đây em cũng nói luôn. Từ nay trở về sau, trong nhà có công có việc gì em sẽ đặt cỗ người ta làm. Em cũng thuê luôn khâu rửa bát vì ai cũng bận bịu công việc cả, em cũng không có sức làm hết một mình.

Giá thị trường một mâm cỗ rẻ nhất cũng 700-800 nghìn, rửa một mâm 20 nghìn. Như hôm nay nếu đặt 5 mâm cỗ ít nhất cũng 5 triệu thì anh em trong nhà chia nhau góp vào. Chồng em là con trai trưởng sẽ lo bánh kẹo, hoa quả thắp hương trên bàn thờ, tiền cỗ cũng sẽ bỏ phần hơn một chút, còn lại mọi người chia nhau.

Mấy chị chồng nghe em nói vậy thì xanh mặt, mẹ chồng cũng chẳng dám nói thêm vì sợ chồng tôi nổi cáu. Đúng như tôi dự đoán, trước giờ hai chị chồng sống tính toán, chi li từng tí một, nghe thấy bảo đặt cỗ thì “rén” lắm, tiếc tiền nên sau vài phút đắn đo, họ liền xuống giọng bảo vợ chồng tôi:

– Có mấy mâm cỗ đặt làm gì cho tốn kém, để lần sau anh chị về sớm, mấy anh chị em tập trung nấu cỗ cho đầm ấm. Trước cũng là anh chị sơ suất rồi, cho anh chị xin lỗi nhé”. 

hình ảnh

(Ảnh minh họa trái: VNE / Ảnh minh họa phải: Báo Cà Mau)

Mình nghĩ đây là thực trạng của nhiều nàng dâu gặp phải khi mang tiếng “dâu trưởng” hay “dâu độc nhất trong nhà”. Gặp chị/em chồng biết điều còn đỡ, đằng này gặp những người toàn lười biếng hay tính toán, ki bo. Đám giỗ bố chồng nhưng nàng dâu trong câu chuyện trên phải “ôm” hết, từ đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp và cả khoản tiền mua đồ. Trong khi đó, các chị chồng tuy mang tiếng con gái ruột nhưng phụ 500k rồi làm ra 5-6 mâm, thử hỏi số tiền đó bõ bèn gì?

Cách giải quyết của người chồng là điều an ủi trong trường hợp này bởi ít nhất anh còn thương vợ, hiểu được thiệt thòi của vợ và sự quá quắt của các chị. Phụ nữ về nhà chồng làm dâu mà gặp cảnh bị hiếp đáp thế này, nếu không có người chồng tâm lý, hiểu chuyện, cứng rắn thì còn biết dựa vào ai!

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinupdate9.com - © 2024 News